Cá rồng bệnh: Cách phòng trị ra sao?

Cá rồng bệnh?

Cá rồng bệnh: So với nhiều loài cá kiểng khác, nuôi cá rồng có cái thú vị vì loài cá này được đánh giá là có kích thước lớn nhất, mạnh mẽ nhất, đồng thời cũng có tuổi thọ cao nhất.

Thế nhưng, loài cá vua này cũng vướng phải nhiều bệnh tật, mà đa số những tật bệnh đó là do môi trường sống của nó quá xấu. Một khi con cá rồng đã bị bệnh, dù là cá vua, cá quý tộc cũng bị giảm sút giá trị, do đó việc phòng và chữa bệnh cho cá rồng cần được quan tâm đặc biệt.

Sau đây là một số loại cá rồng bệnh thường mắc phải:

Bệnh ký sinh trùng

Còn hơn các loài cá kiểng khác, bệnh ký sinh trùng ở cá rồng thường dễ bị nhiễm và nặng hơn, do thực phẩm chính của cá rồng là mồi sống. Mồi sống ở đây là các loại cá con, ếch nhái, tôm tép, gián, dế … vốn là những động vật không nhiều thì ít mang sẵn mầm bệnh ký sinh trùng.

Vì vậy, nếu không xử lý mồi sống kỹ lưỡng trước khi thả vào hồ cho cá rồng ăn thì đương nhiên sẽ dễ bị mắc bệnh.

Bệnh ký sinh trùng cũng phát sinh từ môi trường nước quá bẩn, do lâu ngày không được thay mới, hoặc do nhiệt độ nước thay đổi khiến sức đề kháng của cá yếu hẳn đi.

Bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá rồng gồm bệnh đường ruột, bệnh trùng roi, các bệnh lở da, rụng vảy, lật mang ….

Cách phòng ngừa là nên nuôi rộng trước một thời gian độ năm ba ngày các loài tôm cá, ếch nhái, trong lu khạp nước sạch để loại bỏ những mầm bệnh rồi mới cho cá rồng ăn dần. Nếu cá bệnh do môi trường nước thì phải lo đến việc làm vệ sinh hồ và thay nước hồ theo đúng định kỳ. Hy vọng việc làm kịp thời này sẽ giúp cá chóng lành bệnh.

Bệnh về mang

Nuôi trong môi trường quá bẩn, nhất là nồng độ axit nitric quá cao sẽ gây bệnh ở bộ mang cá rồng. Bệnh làm cho mang cá sưng to, ứa máu, lâu ngày mang bị thối khiến khiến cá mất sức mà chết. Việc thay nước thường xuyên và đúng phương pháp sẽ giúp cá rồng tránh được bệnh này.

Bệnh mắt trắng đục

Do môi trường sống không thích hợp như nước bẩn, nhiệt độ và độ pH của nước thay đổi bất thường và nhất là thiếu dinh dưỡng lâu ngày khiến màng mắt cá bị thương tổn và bị vi khuẩn xâm nhập tấn công. Khi mắt cá mới nhuốm bệnh, màng mắt trở nên đục mờ như sương trắng, lâu dần màng trở nên trắng đục và cá sẽ kiệt sức mà chết.

Nếu khi phát giác cá vừa chớm bệnh mà ta kịp thời cải thiện môi trường và tăng mức dinh dưỡng tốt hơn thì có thể giúp cá thoát được bệnh mắt trắng đục này.

Bệnh xệ mắt

Cá rồng nuôi trong hồ kiếng từ bảy tám năm trở lên, nhiều con bị bệnh xệ mắt. Bệnh xệ mắt tuy không làm cho cá bị chết, nhưng bị giảm giá trị. Cá rồng bị xệ mắt là do lớp mỡ tích tụ phía trên vòng mắt khiến mắt lồi ra và chỉ nhìn xuống mà thôi.

Bệnh này như trên Farmvina đã có dịp đề cập đến, nguyên nhân là do đáy hồ kiếng không được rải lớp sỏi dày nên cá lúc nào cũng tò mò nhìn xuống đáy hồ để tìm kiếm những thức ăn thừa đang lắng đọng dưới đáy để ăn thêm. Do cứ liên tục ngày qua ngày hướng mắt nhìn xuống mãi như vậy nên cá mới bị tật xệ mắt.

Để phòng ngày cá rồng bị bệnh này, tốt nhất khắp bề mặt đáy hồ nên rải một lớp đá cuội màu đen, để cá không còn nhìn thấy bóng mình phải chiều bênh dưới và nó cũng không thể tìm thấy thức ăn thừa còn vương vãi dưới đáu hồ như trước, vì những thức ăn thừa này đã lọt hết vào các khe hở nhỏ của lớp đá cuội.

Để chữa bệnh này, ở nước ngoài, nhiều nơi bắt cá bệnh ra ngoài gây mê rồi phẩu thuật cắt bỏ hết lớp mỡ thừa trong mắt. Nhưng xem ra phương án này rất khó thực hiện mà kết quả cũng không cao …

Bệnh quả thông

Cá rồng thường còn non tháng tuổi dễ bị mắc bệnh. Cá rồng còn nhỏ mà nuôi trong hồ nước quá bẩn, hoặc nhiệt độ nước thay đổi bất thường sẽ dễ bị vướng bệnh “quả thông”. Cá rồng con bị bệnh này, bộ vảy trên thân nó sẽ dựng đứng lên trông giống hình dáng trái thông.

Lúc đầu vảy dựng đứng lên, phía gốc các vảy rớm máu. Lâu dần các vảy tróc hẳn ra khỏi thân cá và cá không tránh khỏi chết. Vì vậy, nuôi cá rồng con ta nên chú ý nhiều đến môi trường nước thật tốt mới được.

Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ học được cách phòng tránh cá rồng bệnh.

Phúc Quyên

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *